Dược liệu chứa tinh dầu

Tràm-Melaleuca cajuputi , Myrtaceae

Tên khác: Chè đồng, Chè cay, Tràm gió

Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell (Melaleuca leucadendra L. var. minor (Sm.) Duthie, Myrtaceae (họ Sim).

Mô tả cây: Cây bụi, cao 1,2-2 m hay hơn, vỏ thân có nhiều mảng mỏng trắng xốp, nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá mọc so le, phiến lá hình mác, dài 7-8 cm, rộng 2 cm, không lông, gân phụ 3-7. Hoa trắng ở ngọn cây dài 3-7 cm, đầu cuối tiếp tục mang lá, đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12 mm. Quả nang cứng nằm trong đài.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Lá (Folium Melaleucae), tinh dầu (Oleum Cajeputi).

Thành phần hóa học: Chủ yếu là tinh dầu, flavonoid, tannin.
Tinh dầu (0,3- 0,6%) có thành phần chính là (còn gọi là eucalyptol, cajeputol) (45-60%). Ngoài ra còn có α-terpineol (), β-caryophyllen, globulol, eugenol và các chất khác.
Các flavonoid bao gồm các glycosid của myricetin và quercetin (, myricetin 3-O-methyl 3’-β-D-xylopyranosid, quercetin 3-O-methyl 3’-β-D-xylopyranosid).
Tanin bao gồm dẫn xuất của acid gallic (acid 3,3’,4-tri-O-methylellagic).

Công dụng và cách dùng: Lá Tràm được dùng dưới dạng nước sắc để chữa ho, phỏng, rửa vết thương ngoài da. Lá cũng được dùng để xông chữa cảm sốt.
Tinh dầu có tác dụng chữa cảm sốt, ngạt mũi, sát khuẩn đường hô hấp trị ho; xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát trùng ngoài da.
Cineol chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp.
Lá Tràm còn dùng để nấu nước uống thay Trà.